Tết Nguyên đán: Vì sao người Việt ‘cày’ cả năm để về quê ăn tết?
Phía sau câu chuyện về cái tết đầu tiên của cô gái Bỉ ở TP.HCM là một hành trình đầy xúc động và ngập tràn yêu thương.Ngày 11.3.2024, chuyến bay của Clara từ Mexico đáp xuống Việt Nam, mang theo mong ước đặc biệt trong cuộc đời của cô gái người Bỉ gốc Việt: Tìm mẹ ruột! Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp Clara ở một nhà hàng tại Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi đã ấn tượng với cô gái hiền lành, tình cảm.Hành trang quý giá nhất mà Clara mang theo trong chuyến đi này là hồ sơ nhận nuôi với thông tin ít ỏi và một trái tim khao khát đoàn tụ. Kể với chúng tôi, cô gái Bỉ cho biết tên khai sinh của mình là Huỳnh Thị Ánh Hoa, sinh lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa khi đó được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg. Mẹ ruột Clara khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng.May mắn đã mỉm cười khi bé gái bất hạnh bị bỏ rơi năm nào được một cặp vợ chồng người Bỉ tốt bụng nhận nuôi, đặt tên là Clara Mayers. Theo những thông tin trong hồ sơ cũng như ký ức mà cha mẹ nuôi kể lại, 26 năm sau, Clara về lại nơi mình cất tiếng khóc chào đời để tìm mẹ ruột Việt Nam.Dù đã về TP.HCM, thậm chí xuống tận Tiền Giang để tìm kiếm với sự giúp đỡ của nhiều người Việt tốt bụng, nhưng đến nay, cô gái Bỉ vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về cha mẹ ruột của mình.Không ít lần xét nghiệm ADN, mất ngủ vì hy vọng để rồi bật khóc thất vọng, nhưng Clara vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày đầu gặp tôi, Clara nói rằng sẽ ở Việt Nam 2 tháng trong hành trình tìm mẹ cũng như khám phá đất nước nơi mình sinh ra. Nhưng trước khi khởi hành về Bỉ, chị đã có một quyết định mà không ai ngờ tới."Trước khi về tìm mẹ ruột, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện ở lại Việt Nam. Nhưng 2 tháng ở đất nước này, trước ngày khởi hành trở lại Bỉ, tôi cảm thấy không muốn quay lại đó chút nào. Tôi cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc ở Việt Nam và tôi nghĩ "tại sao không thay đổi kế hoạch của mình?" và tìm việc ở đây để tôi có thể ở lại quê hương nơi mình sinh ra", cô gái Bỉ kể lại.Với Clara, quyết định này sẽ cho chị có nhiều thời gian hơn để tìm gia đình ruột thịt của mình và khám phá thêm về nguồn gốc về đất nước nơi chị cất tiếng khóc chào đời. Thêm vào đó, chị thích sống ở đây bởi cảm nhận được mọi người thân thiện và cởi mở, đồ ăn rất ngon. Chị cũng cảm thấy an toàn và thời tiết quanh năm ấm áp, điều mà ở Bỉ không có.Ít ai biết, để có được chuyến trở về Việt Nam tìm mẹ, trước đó Clara đã làm thêm tại 2 nhà hàng, làm việc chăm chỉ suốt 6 tháng liên tục, dành dụm tiền. Những nỗ lực đó của Clara luôn được cha mẹ nuôi ủng hộ.Clara vốn có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình Bỉ ở vùng Teuven và TP.Liège. Clara có một anh trai nuôi, cũng là người Việt và 2 người em sinh đôi, là con ruột của cha mẹ nuôi. Ngày chị quyết định ở lại Việt Nam, cha mẹ nuôi đã vô cùng sốc."Trong chúng tôi có chút buồn, nhưng đồng thời cũng rất vui vì chúng tôi biết rằng Clara đang hạnh phúc ở Việt Nam. Người làm cha mẹ như chúng tôi luôn khuyến khích con theo đuổi con đường của mình. Tháng 2 này, chúng tôi dự định sẽ đến Việt Nam thăm con gái", bà Geneviève Meeckers (51 tuổi) là mẹ nuôi của Clara cho biết. Cô gái Bỉ vô cùng biết ơn vì điều đó.Sau quyết định ở lại Việt Nam, chị bắt đầu tìm một công việc để có thể sống ổn định ở đây và chị đã làm được. Trong lúc đang tìm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình là thiết kế nội thất/kiến trúc, chị được mời làm quản lý của một nhà hàng mới mở ở TP.HCM.Cô gái Bỉ quyết định làm việc ở đó 1 tháng cho đến khi tìm được việc. Hiện tại, chị đang làm việc cho một công ty thiết kế đồ nội thất và thực sự thích công việc của mình.Clara đón tết ở Việt Nam cách đây 15 năm cùng gia đình người Bỉ của mình tại Hà Nội nhưng lúc đó cô gái gốc Việt còn quá nhỏ để hiểu hết về ngày này. Trong ký ức của Clara, ngày tết Hà Nội được trang trí rất đẹp và nhiều cửa hàng đóng cửa. "Có rất nhiều hoa. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng tôi biết rằng đó là một ngày lễ gia đình và mọi người đều trở về quê hương của họ để ăn mừng. Điều đó thực sự quan trọng đối với họ", cô gái chia sẻ.Lần thứ hai đón tết Việt Nam và là lần đầu tiên ở TP.HCM, Clara có nhiều cảm xúc đặc biệt, vừa tò mò nhưng cũng vừa háo hức. Cô gái biết rằng tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam khi mọi người được nghỉ một kỳ nghỉ dài, là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau."Và tôi thực sự cũng rất muốn được đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình. Tôi biết rằng hành trình tìm mẹ có gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được mẹ cũng là mơ ước ngày tết của tôi", chị bày tỏ.Mong muốn của Clara cho Tết là năm 2025 sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp, có được những cơ hội tốt, và tìm thấy hướng đi đúng cho cuộc đời của mình. Cô gái cũng mong sẽ học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Clara cho biết sẽ trở thành một người Việt Nam thực thụ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa của người Việt, đi du lịch ở nhiều tỉnh thành cũng như dành thời gian cho những người bạn ở Việt Nam mà chị quen. Chính nhờ họ mà chị cảm thấy không đơn độc khi ở TP.HCM. "Chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới với mọi điều may mắn và tốt đẹp!", cô gái Bỉ nhắn nhủ.TP.HCM: Mức thưởng Tết Nguyên đán 2024 trung bình 12,3 triệu đồng/người
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Chủ nhật này, cửa ngõ Tân Sơn Nhất mở thêm cầu vượt 'hạ nhiệt' ùn tắc
Sáng 19.3, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác có buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2024 tại Bình Phước.Theo UBND tỉnh Bình Phước, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới thời gian qua được địa phương thực hiện đa dạng, phong phú; công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực cũng được thực hiện thông qua các câu lạc bộ, tổ phòng, chống bạo lực gia đình tại các thôn, ấp và cấp xã; nạn nhân mua bán người sau khi được giải cứu trở về địa phương hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ tư vấn về sức khỏe, tâm lý, tìm kiếm việc làm...Đáng chú ý, trong lĩnh vực chính trị, Bình Phước có tỷ lệ lãnh đạo nữ chủ chốt cao nhất trong cả nước, với 14/49 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (28,5%); 5/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (33,3%), trong đó 3 cán bộ nữ là Thường trực Tỉnh ủy (Bí thư Tỉnh ủy Tôn Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền - PV).Ngoài ra, địa phương có 11/78 nữ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương); 97/450 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban chuyên môn nghiệp vụ sở ngành và 73/280 tương đương các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; tỷ lệ nữ là giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hiện nay là 2.692/13.034, đạt trên 20,6%...Tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bình Phước rà soát lại các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để có sự điều chỉnh phù hợp với địa phương. Hiện đang trong quá trình sắp xếp, hợp nhất các địa phương, sẽ có thiết lập cơ cấu nhân sự mới; tỉnh cần tính toán thúc đẩy bình đẳng giới trong bộ máy quản lý nhà nước; bảo đảm yếu tố giới trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ nữ có năng lực.
Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc tuyên bố lực lượng hải quân và không quân thuộc chiến khu này đã tuần tra ở Biển Đông trong ngày 17 và 18.1, theo tờ South China Morning Post."Các cuộc tuần tra nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông", Chiến khu Nam bộ khẳng định trong một tuyên bố, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Đây là cuộc tuần tra đầu tiên của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2025, theo South China Morning Post.Trong khi đó, quân đội Philippines hôm nay thông báo họ đã tổ chức một "hoạt động hợp tác trên biển" với Mỹ trong ngày 17 và 18.1. Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên của Mỹ và Philippines trong năm 2025 và là cuộc tập trận thứ năm ở Biển Đông kể từ khi hai bên triển khai cuộc tập trận chung này vào năm 2023, theo Reuters.Tham gia cuộc tập trận chung mới nói trên có nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường, hai trực thăng và hai máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet.Phía Philippines triển khai tàu hộ vệ Antonio Luna, tàu tuần tra Andres Bonifacio, hai máy bay chiến đấu FA-50 và một số thiết bị khác.Cuộc tập trận chung này nhằm "củng cố hợp tác hàng hải song phương và khả năng tương tác", theo lực lượng vũ trang Philippines.Cuộc tập trận chung mới giữa Mỹ và Philippines diễn ra sau khi giới chức Philippines ngày 14.1 nói rằng một tàu hải cảnh "quái vật" của Trung Quốc đã tuần tra xung quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough ở Biển Đông trong vài ngày trước đó.Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn khẳng định các cuộc tuần tra của lực lượng hải cảnh là hợp pháp và chính đáng, theo AP.
'Khủng long' bóng chuyền Trần Thị Thanh Thúy: 'Tôi sẽ cống hiến hết mình'
Ở hàng hậu vệ, đội tuyển Thái Lan đã không còn dám thử nghiệm giống như các trận đấu trước đó. HLV Masatada Ishii (người Nhật Bản) của đội tuyển Thái Lan sử dụng cặp trung vệ có rất nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế, gồm Pansa Hemviboon và Chalermsak Aukkee để đối đầu với Philippines. Sau khi "ráp" các trung vệ này vào đội hình của mình, vị HLV người Nhật Bản đang dẫn dắt đội bóng xứ sở chùa vàng cũng đã hé lộ bộ khung tốt nhất của đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup.Bộ khung này gồm thủ môn Patiwat Khammai (1,86 m) đứng trong khung thành. Các trung vệ gồm Pansa Hemviboon (1,90 m) và Chalermsak Aukkee (1,86 m). Những tiền vệ trung tâm của đội tuyển Thái Lan có Weerathep Pomphan (1,82 m) và William Weidersjo (1,82 m). Chơi cao nhất trong sơ đồ chiến thuật của Thái Lan là trung phong Patrik Gustavsson (1,84 m).Không khó để nhận ra bộ khung theo trục dọc từ thủ môn, lên đến trung vệ, tiền vệ trung tâm và trên cùng là trung phong của đội tuyển Thái Lan rất cao lớn. Thể hình của họ không khác một đội bóng châu Âu. Cựu HLV đội tuyển U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét: "Tôi ấn tượng với thể hình của các cầu thủ Thái Lan. Nếu như trước đây Thái Lan chỉ mới sử dụng các cầu thủ có ưu thế về thể hình ở vị trí trung vệ, thì hiện tại họ sử dụng nhiều cầu thủ có thể hình tốt ở nhiều vị trí khác nhau. Đây là tư duy phát triển hiện đại, hướng đến những sân chơi lớn".Thể hình tốt, đấy là lý do trung vệ đội tuyển Thái Lan Chalermsak Aukkee cho biết anh và các đồng đội không hề e ngại trung phong Nguyễn Xuân Son bên phía đội tuyển Việt Nam. Chalermsak Aukkee phát biểu: "Tôi không rõ Xuân Son mạnh mẽ như thế nào, nhưng đội tuyển Thái Lan có trung vệ Jonathan Khemdee còn khỏe hơn cả Xuân Son".Jonathan Khemdee là người được sử dụng từ nửa sau của hiệp 2 trận Thái Lan tiếp Philippines ở trận bán kết lượt về tối 30.12. Cầu thủ này vào sân nhằm tăng cường khả năng chống bóng bổng, tăng cường khả năng tranh chấp tay đổi cho đội tuyển Thái Lan. Jonathan Khemdee cao lớn (1,90 m), có ưu thế rõ ràng trong những tình huống 1 đối 1 với các tiền đạo đối phương.Xung quanh trục dọc mạnh mẽ về mặt thể lực và thể hình, đội tuyển Thái Lan bổ sung thêm những kỹ thuật gia, nhằm giúp cho lối đá của họ nhuần nhuyễn hơn, đa dạng hơn. Tiền đạo Suphanat Mueanta, các tiền vệ Worachit Kanitsribampen, Ben Davis, hay Supachok Sarachat là những cầu thủ sở hữu kỹ thuật cá nhân rất tốt. Họ giỏi đi bóng qua người, giỏi phối hợp trên mặt sân, giúp cho lối chơi của đội tuyển Thái Lan trở nên đa dạng.Trong số này, Supachok Sarachat là người được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò của tiền vệ nhạc trưởng Chanathip Songkrasin ở đội tuyển Thái Lan. Sau toàn bộ quá trình vòng bảng không thi đấu phút nào, Supachok Sarachat xuất hiện ngày một nhiều hơn ở 2 lượt trận bán kết gặp Philipppines. Điều đó chứng tỏ HLV Masatada Ishii của Thái Lan muốn sử dụng Supachok Sarachat cho giai đoạn căng thẳng nhất của AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam vì thế cần nâng cao cảnh giác trước đối thủ.Tín hiệu tích cực là sau khi Thái Lan lộ đội hình mạnh nhất, đội tuyển Việt Nam có lẽ cũng đã thấy được điểm mạnh và điểm yếu của đội bóng xứ sở chùa vàng. Điều quan trọng với chúng ta trong trận chung kết là phương án ngăn chặn đối thủ, đồng thời phát huy những điểm mạnh nhất của mình. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái Lan